Thiền phái Thảo Đường Thảo Đường

Lược kê các thế hệ

Chùa Trấn Quốc, nơi trụ trì của thiền sư Thảo Đường khi xưa.

Thiền phái Thảo Đường do thiền sư Thảo Đường sáng lập truyền thừa được 5 đời, từ năm 1069 đến 1205. Nhưng vì có quá ít tài liệu nên người đời sau gần như không biết gì về nội dung tư tưởng của phái thiền này [6]

Sách Thiền Uyển Tập Anh có ghi tên tuổi 19 người thuộc phái Thảo Đường, nhưng không ghi lại tiểu sử, niên đại và các bài truyền thừa của mỗi vị. Tất cả được phân làm sáu thế hệ như sau:

  • Thế hệ 1: Thảo đường.
Thế hệ 2: ba người: Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá.
  • Thế hệ 3: bốn người: Ngô Ích, Thiệu Minh, Không Lộ, Ðịnh Giác.
  • Thế hệ 4: bốn người: Ðỗ Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Ðỗ Ðô.
  • Thế hệ 5: ba người: Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Ðỗ Thường.
  • Thế hệ 6: bốn người: Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự.

Ảnh hưởng và lụi tàn

Thiền sư Thảo Ðường đã giảng các tập Tuyết Đậu ngữ lục mang vẻ đẹp của thơ của thầy (tức thiền sư Tuyết Đậu) nhiều lần tại chùa Khai Quốc. Khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca đã từ đó ảnh hưởng đến hai thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông. Sau này thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của đời Trần còn tiếp tục chịu ảnh hưởng này.

Tuy nhiên, thiền phái Thảo Đường chỉ truyền đến năm 1205 thì dứt. Lý giải cho điều này, trong sách Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 1) có nhận xét bước đầu như sau:

...Vì khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương của thiền phái Thảo Ðường, nên thiền phái này đã không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học. Trong số 19 người thuộc thiền phái Thảo Ðường được ghi chép ở sách Thiền Uyển Tập Anh, ta thấy chỉ có 10 vị là người xuất gia: Thảo Ðường, Thiệu Minh, Phạm Âm, Ðỗ Ðô, Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Hải Tịnh, Bát Nhã, Không Lộ Và Ðịnh Giác (tức Giác Hải, đồng thời cũng thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông). Ta thấy có tới 9 vị là cư sĩ, mà phần nhiều là vua với quan: Lý Thánh Tông, Lý Anh TôngLý Cao Tông (đều là vua), Ngô Ích là quan tham chính, Ðỗ Vũ là quan thái phó, Nguyễn Thức là quan quản giáp... Vì những lý do trên, thiền phái Thảo Ðường đã không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau. Ảnh hưởng của thiền phái này chỉ đáng kể về mặt học tập...[7]